Sự kỳ diệu của vòng tròn hợp âm (vòng tròn quãng 5)

  • Thread starter Coca
  • Ngày gửi
Coca

Coca

Không gì là không thể
Thành viên BQT
Vong tron hop am.png


Một chút tản mạn về vòng tròn hợp âm này.

Thực ra vòng này còn có nhiều cái hay. Các bạn mới học có thể in ra một vòng như vậy để dễ tham khảo. Sau đây là một vài ý nghĩa của vòng tròn này.

1. Vòng tròn này gọi là vòng quãng 4 và 5 (The Circle of fifths). Áp dụng đầu tiên của vòng tròn này giống như bạn minhphihn đã đề cập ở trên. Mình sẽ nói rõ hơn về ý này

Trước hết nếu đã học đệm hát thì các bạn cũng sẽ biết về vòng hòa âm của một âm giai (nói đơn giản là một tông, một giọng). Một trong các vòng hòa âm cơ bản áp dụng khi đệm hát một bài hát là 1 - 4 -5. Nghĩa là Hợp âm chủ âm - hợp âm quãng 4 tính từ chủ âm - hợp âm quãng 5 tính từ chủ âm.

Ví dụ: bài hát ở tông Đô trưởng (C) thì ta thường áp dụng quy luật 1 - 4 -5 để tìm bộ hợp âm khi đệm gồm: C (1) - F (4) và G (5) (cứ viết các nốt theo thứ tự C - D - E - F - G - A - B - C rồi tính 1 - 4 - 5 là được.

Ví dụ 2: bài hát ở tông La trưởng (A) thì ta viết A - B - C# - D - E - F# - G# - A và ta có 1 - 4 -5 là A - D - E. Chú ý ở tông A thì các nốt C, F, và G đều được thăng lên theo quy luật của âm giai trưởng. Bạn muốn hiểu tại sau thăng lên như vậy thì phải tìm hiểu về âm giai trưởng. Ở đây mình sẽ không nói sâu về chỗ cấu tạo âm giai.

Tóm lại, vòng hòa âm cơ bản để đệm hát là 1 - 4 - 5.

Bạn cũng lưu ý là thông thường, hợp âm 5 trong bộ trên sẽ được chuyển thành hợp âm 7 để nghe hay hơn. Ví dụ ở trên, người ta thường chuyển C - F - G thành C - F - G7 và A - D - E thành A - D - E7.

Bây giờ bạn hãy nhìn vào vòng tròn quãng 4 - 5 ở trên. Bạn cứ chọn một hợp âm bất kỳ. Ví dụ G. Nhìn bên trái của G ta sẽ có C và bên phải của G ta có D.
Viết lại G - C - D đây chính là 3 hợp âm của tông G đúng theo cách tính 1 - 4 -5 ở trên. Như vậy thay vì phải viết đủ các hợp âm ra rồi đếm, ta chỉ cần nhìn vào vòng tròn này thì sẽ thấy được bộ hợp âm của bất kỳ tông nào. Và như lưu ý ở trên, ta chuyển hợp âm D ở quãng 5 thành hợp âm 7 ta có bộ hợp âm chính thức của tông G trưởng là G - C - D7.

Lưu ý: bên trái của một hợp âm là quãng 4 và bên phải là quãng 5.

Ví dụ: bạn nhìn vòng tròn và chọn C, ta có bên trái C là F và bên phải C là G. Vậy bộ hợp âm của tông C là C - F - G7. Xem lại ví dụ tính hợp âm ở trên bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn chính xác.

Tóm lại: không cần phải nhớ nhiều, chỉ cần in vòng tròn này ra thì ta có thể tìm được các hợp âm cơ bản để chơi một bài hát theo luật 1 - 4 - 5.

2. Ứng dụng thứ 2 của vòng tròn này là tìm hợp âm thứ tương ứng với hợp âm trưởng.
Cái này thì đơn giản, nhìn vào vòng tròn, bạn sẽ thấy vòng ngoài ghi các hợp âm trưởng và vòng bên trong ghi các hợp âm thứ tương ứng. Ví dụ hợp âm C thì có Am là hợp âm thứ tương ứng. Mi trưởng (E) thì có hợp âm thứ tương ứng là C#m.

Đối với các hợp âm thứ, ta cũng áp dụng quy luật bên trái và bên phải thì sẽ có các hợp âm theo bộ 1 - 4 - 5 như phần 1 đã nói.
Ví dụ: bài hát ở giọng La thứ Am, ta có bộ hợp âm: Am - Dm - Em (chuyển thành E7). Bài hát ở giọng Gm thì ta có bộ hợp âm Gm - Cm - Dm (chuyển thành D7).

3. Ứng dụng thứ 3 là xác định bài hát ở tông/giọng nào theo dấu hóa ở đầu bài.
Nếu bạn từng đọc sheet nhạc (bản nhạc có nốt) thì bạn sẽ thấy ở khuôn nhạc đầu bài có thể có một số dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Tất nhiên nhiều bài không có dấu thăng hay dấu giáng nào. Nhiều bản nhạc không ghi sẵn hợp âm nên ta cần phải dựa vào số lượng dấu thăng(#) và giáng (b) ở đầu bài (thường gọi là dấu hoáWink để xác định giọng/tông của bài hát.

Trước khi nói về cách sử dụng vòng tròn trên để xác định tông bài hát, mình liệt kê một vài ví dụ về xác định tông bài theo dấu hoá như sau:
a/ Bài hát không có dấu thăng hay dấu giáng nào thì sẽ là tông Do trưởng (C) hoặc La thứ (Am). Để xác định chính xác là tông C hay Am, bạn phải nhìn vào nốt cuối bài. Nếu là nốt C thì bài ở tông C, nếu là nốt A thì bài ở tông Am.
b/ Bài hát có một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em. Nốt cuối bài là G thì bài là G trưởng, nốt cuối là E thì tông là Em.
c/ Bài hát có một dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm. Cũng nhìn nốt cuối bài để xác định trưởng hay thứ.
Thường thì ta có thể thấy từ 0 dấu thăng/giáng cho đến 6 dấu thăng hoặc 6 dấu giáng. Và ta có thể sử dụng vòng tròn này để khỏi phải nhớ nhiều.

Đầu tiên, bạn nên nhớ vòng tròn này bắt đầu từ C. Một nữa bên phải của vòng tròn (đến F#) là thứ tự tông tương ứng của số dấu thăng đầu bài. Một nữa bên trái của vòng tròn là thứ tự tông tương ứng với số dấu giáng của đầu bài.

Ví dụ Nhìn vào vòng tròn
1/ bài hát không thăng không giáng thì là C trưởng hoặc tương ứng là Am
2/ bài hát một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em
3/ bài hát 2 dấu thăng thì tông là D trưởng hoặc Bm
4/ tương tự, bài hát có 5 dấu thăng thì tông là B trưởng hoặc G#m
5/ bài hát có 6 dấu thăng thì tông là F# trưởng hoặc D#m
6/ bài hát có 1 dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm
7/ bài hát có 3 dấu giáng thì tông là Eb trưởng hoặc Cm
Cứ như vậy bạn có thể nhanh chóng tìm ra tông/giọng (chủ âm) của bất kỳ bài hát nào khi bạn có sheet nhạc.
Và lưu ý: vị trí của F# (6 dấu thăng) cũng là vị trí của Gb (6 dấu giáng).

Tổng hợp lại, mình sẽ lấy một ví dụ tổng hợp để áp dụng 3 điều trên khi bạn có một bản nhạc. Giả sử bản nhạc "Đêm buồn tỉnh lẻ" của Tú Nhi & Bằng Giang

Nhìn vào bản nhạc, ta thấy có 3 dấu giáng. Nhìn vào vòng tròn trên, 3 dấu giáng tương ứng với Eb trưởng hay Cm.

Tiếp theo, nhìn nốt cuối bài, "...tỉnh lẻ đêm buồn" chữ cuối rơi vào nốt Đô (C) vậy bài này là tông Cm.

Tiếp tục, để đệm hát cơ bản cho bài này, bên trái Cm là Fm và bên phải là Gm ta chuyển Gm thành G7 và có bộ hợp âm cơ bản của bài: Cm - Fm - G7.

Và bạn có thể bắt đầu đệm hát cho bài này theo bộ hợp âm trên. (dĩ nhiên bạn cũng phải biết bài này chơi điệu Bolero - cái này thì có dịp mình nói sau)

Bây giờ, giả sử bạn thấy bài này mà chơi Cm thì không hợp với giọng của bạn lắm. Ví dụ có nhiều đoạn hơi cao, bạn hát không tới. Vậy thì bạn có thể chơi Bm. Nhìn vào vòng tròn trên tìm Bm, bạn sẽ có bộ hợp âm tương ứng là Bm - Em và F#7 (do chuyển F#m thành hợp âm 7). Còn như bạn thấy bài hát hơi thấp, bạn hát cao hơn một chút thì có thể chơi thành Dm. Và cũng dựa vào vòng tròn, bạn có thể thấy bộ hợp âm Dm - Gm - A7.

Rồi giả sử, bạn đã chơi được bài "Đêm buồn tỉnh lẻ" theo đúng bộ hợp âm chuẩn Cm - Fm - G7. Nhưng chơi có 3 hợp âm thôi cũng chán vì có nhiều chỗ bạn thấy chưa được hay lắm. OK, bạn có thể thấy Cm tương ứng với Eb trưởng. Vậy những câu nào trong bài hát có giọng hơi cao cao hơn chủ âm Cm nhưng chưa tới Fm thì bạn có thể chơi Eb trưởng thay vì phải giữ nguyên Cm. Và trong bộ hợp âm của Eb, ta có Ab. Vậy nếu có câu hát giọng lơ lững hơi cao hơn G7 nhưng chưa tới Cm thì bạn có thể chơi Ab.

Như vậy chỉ với một vòng tròn hợp âm đơn giản, bạn đã có thể chơi một bài hát với 3, 4 hoặc 5 hợp âm rồi.

Nguồn sưu tầm internet (chọn lọc)
 

Sửa lần cuối:
Glory

Glory

Active Member
Vòng quảng 5 - Nói đơn giản, nhưng khi giải thích thì ta lại thấy lòng vòng (dễ hình dung nhưng coi bộ khó nhớ). Các bạn đừng lo cái vụ này, vì nó thực sự rất dễ. Cứ từ từ thử vài trường hợp, rút ra kinh nghiệm riêng.

Ngày xưa, ai học đệm guitar cũng có một bảng như vậy (Gồm 2 phần: Phần ngoài là bảng có khoét lỗ, che hết, chỉ chừa 3 ô kề nhau - VD: F-C-G cho dễ thấy - phía trên có ghi rõ chủ âm, quảng 4, quảng 5... Phần trong là bảng như hình trên kia). Khi dùng cứ xoay là tìm ra hợp âm dễ dàng.

Cứ thế, rồi đến một ngày nào đó, bạn sẽ quên luôn sự có mặt của cái vòng tròn xanh đỏ kia. Lúc đó, bạn sẽ đệm một cách dễ dàng với rất nhiều hợp âm - có những hợp âm còn không có tên trong bảng kia nữa kìa.
 
P

phuoc_rhv

New Member
Cái vòng này hình như trong nhà sách có bán. Cám ơn bác chủ giải thích rất dễ hiểu.
 
Glory

Glory

Active Member
Cám ơn một bài viết chi tiết và công phu.
Xin bổ sung một ý: Đây cũng là đường đi của tiến trình 2-5-1 trên Circle of fifth.
 
mrhnduy

mrhnduy

New Member
Cám ơn bạn!
Đánh dấu để xem lại nhiều lần. Chứ một lần không hiểu hết...:(
 
T

Thinhrock

New Member
Cái đoạn cuối bài của tác giả nói về hợp âm trưởng tương đồng nghe qua tưởng dễ ăn nhưng đời không như là mơ thì nhạc cũng thế. Ở đâu mà ra cái chuyện cao cao hơn tý hay thấp thấp hơn tý vậy? Hoặc là chuyên nghiệp thì theo khuôn nhạc để điền hợp âm hoặc phải có độ cảm nhạc sâu sắc để cảm nhận mà thả hợp âm. Còn không thì chỉ phang tới lui 3 hợp âm là được rồi. :D
 
T

thienbui

New Member
Hay nhưng chưa được. Vì không phải hoà âm rất phức tạp. Đánh với band nhạc lại khác nữa ạ
 
P

PS_Sxq

New Member
View attachment 11403

Một chút tản mạn về vòng tròn hợp âm này.

Thực ra vòng này còn có nhiều cái hay. Các bạn mới học có thể in ra một vòng như vậy để dễ tham khảo. Sau đây là một vài ý nghĩa của vòng tròn này.

1. Vòng tròn này gọi là vòng quãng 4 và 5 (The Circle of fifths). Áp dụng đầu tiên của vòng tròn này giống như bạn minhphihn đã đề cập ở trên. Mình sẽ nói rõ hơn về ý này

Trước hết nếu đã học đệm hát thì các bạn cũng sẽ biết về vòng hòa âm của một âm giai (nói đơn giản là một tông, một giọng). Một trong các vòng hòa âm cơ bản áp dụng khi đệm hát một bài hát là 1 - 4 -5. Nghĩa là Hợp âm chủ âm - hợp âm quãng 4 tính từ chủ âm - hợp âm quãng 5 tính từ chủ âm.

Ví dụ: bài hát ở tông Đô trưởng (C) thì ta thường áp dụng quy luật 1 - 4 -5 để tìm bộ hợp âm khi đệm gồm: C (1) - F (4) và G (5) (cứ viết các nốt theo thứ tự C - D - E - F - G - A - B - C rồi tính 1 - 4 - 5 là được.

Ví dụ 2: bài hát ở tông La trưởng (A) thì ta viết A - B - C# - D - E - F# - G# - A và ta có 1 - 4 -5 là A - D - E. Chú ý ở tông A thì các nốt C, F, và G đều được thăng lên theo quy luật của âm giai trưởng. Bạn muốn hiểu tại sau thăng lên như vậy thì phải tìm hiểu về âm giai trưởng. Ở đây mình sẽ không nói sâu về chỗ cấu tạo âm giai.

Tóm lại, vòng hòa âm cơ bản để đệm hát là 1 - 4 - 5.

Bạn cũng lưu ý là thông thường, hợp âm 5 trong bộ trên sẽ được chuyển thành hợp âm 7 để nghe hay hơn. Ví dụ ở trên, người ta thường chuyển C - F - G thành C - F - G7 và A - D - E thành A - D - E7.

Bây giờ bạn hãy nhìn vào vòng tròn quãng 4 - 5 ở trên. Bạn cứ chọn một hợp âm bất kỳ. Ví dụ G. Nhìn bên trái của G ta sẽ có C và bên phải của G ta có D.
Viết lại G - C - D đây chính là 3 hợp âm của tông G đúng theo cách tính 1 - 4 -5 ở trên. Như vậy thay vì phải viết đủ các hợp âm ra rồi đếm, ta chỉ cần nhìn vào vòng tròn này thì sẽ thấy được bộ hợp âm của bất kỳ tông nào. Và như lưu ý ở trên, ta chuyển hợp âm D ở quãng 5 thành hợp âm 7 ta có bộ hợp âm chính thức của tông G trưởng là G - C - D7.

Lưu ý: bên trái của một hợp âm là quãng 4 và bên phải là quãng 5.

Ví dụ: bạn nhìn vòng tròn và chọn C, ta có bên trái C là F và bên phải C là G. Vậy bộ hợp âm của tông C là C - F - G7. Xem lại ví dụ tính hợp âm ở trên bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn chính xác.

Tóm lại: không cần phải nhớ nhiều, chỉ cần in vòng tròn này ra thì ta có thể tìm được các hợp âm cơ bản để chơi một bài hát theo luật 1 - 4 - 5.

2. Ứng dụng thứ 2 của vòng tròn này là tìm hợp âm thứ tương ứng với hợp âm trưởng.
Cái này thì đơn giản, nhìn vào vòng tròn, bạn sẽ thấy vòng ngoài ghi các hợp âm trưởng và vòng bên trong ghi các hợp âm thứ tương ứng. Ví dụ hợp âm C thì có Am là hợp âm thứ tương ứng. Mi trưởng (E) thì có hợp âm thứ tương ứng là C#m.

Đối với các hợp âm thứ, ta cũng áp dụng quy luật bên trái và bên phải thì sẽ có các hợp âm theo bộ 1 - 4 - 5 như phần 1 đã nói.
Ví dụ: bài hát ở giọng La thứ Am, ta có bộ hợp âm: Am - Dm - Em (chuyển thành E7). Bài hát ở giọng Gm thì ta có bộ hợp âm Gm - Cm - Dm (chuyển thành D7).

3. Ứng dụng thứ 3 là xác định bài hát ở tông/giọng nào theo dấu hóa ở đầu bài.
Nếu bạn từng đọc sheet nhạc (bản nhạc có nốt) thì bạn sẽ thấy ở khuôn nhạc đầu bài có thể có một số dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Tất nhiên nhiều bài không có dấu thăng hay dấu giáng nào. Nhiều bản nhạc không ghi sẵn hợp âm nên ta cần phải dựa vào số lượng dấu thăng(#) và giáng (b) ở đầu bài (thường gọi là dấu hoáWink để xác định giọng/tông của bài hát.

Trước khi nói về cách sử dụng vòng tròn trên để xác định tông bài hát, mình liệt kê một vài ví dụ về xác định tông bài theo dấu hoá như sau:
a/ Bài hát không có dấu thăng hay dấu giáng nào thì sẽ là tông Do trưởng (C) hoặc La thứ (Am). Để xác định chính xác là tông C hay Am, bạn phải nhìn vào nốt cuối bài. Nếu là nốt C thì bài ở tông C, nếu là nốt A thì bài ở tông Am.
b/ Bài hát có một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em. Nốt cuối bài là G thì bài là G trưởng, nốt cuối là E thì tông là Em.
c/ Bài hát có một dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm. Cũng nhìn nốt cuối bài để xác định trưởng hay thứ.
Thường thì ta có thể thấy từ 0 dấu thăng/giáng cho đến 6 dấu thăng hoặc 6 dấu giáng. Và ta có thể sử dụng vòng tròn này để khỏi phải nhớ nhiều.

Đầu tiên, bạn nên nhớ vòng tròn này bắt đầu từ C. Một nữa bên phải của vòng tròn (đến F#) là thứ tự tông tương ứng của số dấu thăng đầu bài. Một nữa bên trái của vòng tròn là thứ tự tông tương ứng với số dấu giáng của đầu bài.

Ví dụ Nhìn vào vòng tròn
1/ bài hát không thăng không giáng thì là C trưởng hoặc tương ứng là Am
2/ bài hát một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em
3/ bài hát 2 dấu thăng thì tông là D trưởng hoặc Bm
4/ tương tự, bài hát có 5 dấu thăng thì tông là B trưởng hoặc G#m
5/ bài hát có 6 dấu thăng thì tông là F# trưởng hoặc D#m
6/ bài hát có 1 dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm
7/ bài hát có 3 dấu giáng thì tông là Eb trưởng hoặc Cm
Cứ như vậy bạn có thể nhanh chóng tìm ra tông/giọng (chủ âm) của bất kỳ bài hát nào khi bạn có sheet nhạc.
Và lưu ý: vị trí của F# (6 dấu thăng) cũng là vị trí của Gb (6 dấu giáng).

Tổng hợp lại, mình sẽ lấy một ví dụ tổng hợp để áp dụng 3 điều trên khi bạn có một bản nhạc. Giả sử bản nhạc "Đêm buồn tỉnh lẻ" của Tú Nhi & Bằng Giang

Nhìn vào bản nhạc, ta thấy có 3 dấu giáng. Nhìn vào vòng tròn trên, 3 dấu giáng tương ứng với Eb trưởng hay Cm.

Tiếp theo, nhìn nốt cuối bài, "...tỉnh lẻ đêm buồn" chữ cuối rơi vào nốt Đô (C) vậy bài này là tông Cm.

Tiếp tục, để đệm hát cơ bản cho bài này, bên trái Cm là Fm và bên phải là Gm ta chuyển Gm thành G7 và có bộ hợp âm cơ bản của bài: Cm - Fm - G7.

Và bạn có thể bắt đầu đệm hát cho bài này theo bộ hợp âm trên. (dĩ nhiên bạn cũng phải biết bài này chơi điệu Bolero - cái này thì có dịp mình nói sau)

Bây giờ, giả sử bạn thấy bài này mà chơi Cm thì không hợp với giọng của bạn lắm. Ví dụ có nhiều đoạn hơi cao, bạn hát không tới. Vậy thì bạn có thể chơi Bm. Nhìn vào vòng tròn trên tìm Bm, bạn sẽ có bộ hợp âm tương ứng là Bm - Em và F#7 (do chuyển F#m thành hợp âm 7). Còn như bạn thấy bài hát hơi thấp, bạn hát cao hơn một chút thì có thể chơi thành Dm. Và cũng dựa vào vòng tròn, bạn có thể thấy bộ hợp âm Dm - Gm - A7.

Rồi giả sử, bạn đã chơi được bài "Đêm buồn tỉnh lẻ" theo đúng bộ hợp âm chuẩn Cm - Fm - G7. Nhưng chơi có 3 hợp âm thôi cũng chán vì có nhiều chỗ bạn thấy chưa được hay lắm. OK, bạn có thể thấy Cm tương ứng với Eb trưởng. Vậy những câu nào trong bài hát có giọng hơi cao cao hơn chủ âm Cm nhưng chưa tới Fm thì bạn có thể chơi Eb trưởng thay vì phải giữ nguyên Cm. Và trong bộ hợp âm của Eb, ta có Ab. Vậy nếu có câu hát giọng lơ lững hơi cao hơn G7 nhưng chưa tới Cm thì bạn có thể chơi Ab.

Như vậy chỉ với một vòng tròn hợp âm đơn giản, bạn đã có thể chơi một bài hát với 3, 4 hoặc 5 hợp âm rồi.

Nguồn sưu tầm internet (chọn lọc)
Tuyệt, tuyệt. Bài viết chất lượng và rất dễ hiểu. Cảm ơn tác giả và người chia sẻ
 
Top Bottom